Hiện nay trên thị trường, xuất hiện không ít các loại dầu ăn bẩn. Loại dầu này chủ yếu được làm cặn dầu thải được chiên đi chiên lại nhiều lần từ các nhà hàng, quán ăn hay thịt lợn thừa trong các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau khi thu gom chúng được tinh chế thành phẩm như dầu ăn bình thường. Do kỹ thuật tinh lọc tiên tiến khiến người tiêu dùng gặp khó phân biệt được dầu ăn thật giả.
Người dân không thể nhận biết dầu bẩn bằng mắt thường. Phần lớn, những người có mức sống thấp thường ăn các loại thức ăn chứa dầu bẩn. Thói quen ăn vỉa hè là một trong những thói quen nên bỏ của đa số người Việt Nam. Bởi thức ăn vỉa hè thường chế biến từ các loại dầu bẩn để đảm bảo lợi nhuận của người bán hàng. Đây là thói quen vô tình tiếp tay cho tình trạng mất an toàn thực phẩm. Thức ăn vỉa hè là một trong những thực phẩm hay sử dụng dầu bẩn
Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình người Việt. Dầu ăn giúp những món ăn thêm ngon hơn, thêm hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có quá nhiều thông tin về dầu ăn bẩn được bày bán. Để tránh mua phải các loại dầu ăn bẩn, người tiêu dùng cần lưu ý những đặc điểm dưới đây:
Chú ý màu sắc của dầu ăn:
Dầu ăn thật: Dầu có màu vàng sẫm, dầu chất lượng trung bình, màu nhạt hơn. Nhìn chung, dầu ăn chất lượng có màu tươi sáng hơn, nhìn bằng mắt thường thấy rõ màu sắc dầu ăn sạch “khôn” và tự nhiên hơn so với dầu bẩn. Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng có thoáng chút màu xanh lục, nếu là dầu hạt lạc thì sẽ thấy thoáng có chút sắc cam hoặc vàng cam.
Dầu ăn giả: Màu sậm, không sáng mà hơi xỉn màu. Thường là các màu vàng nâu, vàng sậm, hơi đen.
Độ trong của dầu
Dầu ăn thật: Có độ trong suốt, không thấy lợn cợn hoặc dấu hiệu lắng cặn, đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy trơn tru, dễ dàng hơn.
Dầu ăn giả: Thường ít trong hơn do có lẫn tạp chất hoặc nước pha. Có dấu hiệu lắng cặn và đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy sền sệt, đông đặc hơn.
Độ đông đặc của dầu ăn
Dầu ăn thật: Ít bị đông đặc trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh. Nếu có thì chỉ xuất hiện lớp đông hơi lợn cợn phía trên thành can dầu.
Dầu ăn giả: Dễ bị đông đặc lắng cặn dưới đáy can dầu hoặc thậm chí là đông đặc cả can dầu trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh.
Mùi vị đóng vai trò quan trọng
Dầu ăn thật: Có độ béo ngấy, thơm đặc trưng của dầu ăn. Nếu là các loại dầu ăn chiết xuất đặc biệt như dầu dừa, dầu hạt cải, dầu hạt lạc thì sẽ thấy hương vị riêng của từng loại. Khi nếm không có vị đắng chát, chua.
Dầu ăn giả: Không có vị béo ngấy và thơm như dầu ăn thật. Nếu nếm thử sẽ không thấy độ béo ngậy, thậm chí có thể thấy các mùi vị khác lạ do dầu ăn được pha tạp chất hoặc các hóa chất.
Ngoài việc phân biệt dầu ăn bằng cách quan sát, nếm thử vị, các bà nội trợ cũng có thể phân biệt dầu ăn thật – giả bằng cách sau:
– Lấy một chút nước i-ốt nhỏ vào bát dầu ăn, nếu xuất hiện màu xanh lam nổi lên chứng tỏ dầu ăn đã bị pha trộn tạp chất có chứa tinh bột.
– Đun nóng dầu ăn lên tới nhiệt độ 150 độ C rồi để nguội. Nếu dầu có lắng cặn là dầu đã bị pha tạp chất. Dầu càng nhiều lắng động, chứng tỏ càng nhiều tạp chất.
Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn
Không sử dụng dầu tái chế: Việc sử dụng dầu ăn chiên lại thực phẩm nhiều lần thì có thể tạo ra các gốc tự do và là nguyên nhân gây bệnh trong thời gian dài. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, các gốc tự do có thể gây ung thư, xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol xấu, phá hủy động mạch.
Thông thường, nhiệt độ tối ưu để chiên thực phẩm là 190 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn, thức ăn sẽ bị cháy, và ở nhiệt độ thấp hơn, thức ăn sẽ hấp thu quá nhiều dầu.
Lựa chọn loại dầu phù hợp: Dầu cải, dầu ô liu, trà là được coi là những loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất. Dầu hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành là loại dầu giàu chất béo omega-6 nhưng rất hạn chế lượng omega-3. Nên hạn chế sử dụng dầu động vật, dầu thực vật được hydro hóa do có hàm lượng lớn chất béo bão hòa, có khả năng cản trở mạch máu lưu thông.
Không nên sử dụng dầu ăn quá nhiều trong khi chế biến thực phẩm. Lượng dầu tối đa 1 người lớn sử dụng mỗi ngày chỉ nên dao động xung quanh mức 25-30g.
Các bạn cũng thấy dầu ăn bẩn có tác hại như thế nào cho sức khỏe của người dùng rồi đó, Blog Vietfood đã hướng dẫn các bạn cách phân biệt dầu ăn bẩn và dầu ăn sạch, cách sử dụng dầu ăn đúng cách cũng như cách bảo quản dầu ăn, những thương hiệu dầu ăn nổi tiếng và uy tín. Các chị em hãy note lại để biết cách lựa chọn dầu ăn tốt cho gia đình mình nha.
#dauan #dauansach #blogvietfood
Nguồn: https://nganhangthuongmai.com
Xem thêm bài viết khác: https://nganhangthuongmai.com/chung-khoan
Xem thêm Bài Viết:
- Bỏ túi ngay các bước thay mật khẩu wifi FPT đơn giản
- [Khám phá] Vàng 18k là vàng gì? Điểm danh những ưu điểm của vàng 18k
- Bản tin thị trường chứng khoán ngày 19/3 | Cách chơi chứng khoán theo dòng tiền
- Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán MBS
- Mở tài khoản giao dịch chứng khoán Online như thế nào?